Mùa mua sắm cuối năm 2020 và Tết 2021 được dự đoán là một mùa mega-sale với sự cạnh tranh lớn từ nhiều nhãn hàng do tình trạng kinh doanh trong 6 tháng đầu năm không mấy khả quan. Trong bối cảnh đó, Novaon Communication đưa ra cho các marketer một số nhận định và lời khuyên trong việc ứng dụng TikTok trong chiến dịch quảng cáo cuối năm giúp lan toả nội dung thương hiệu, từ đó củng cố vị thế và gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Những tiềm năng.
-
Tệp người tiêu dùng lớn, có khả năng chi trả
Các con số nổi bật được Tik Tok đưa ra đã làm sáng tỏ suy nghĩ sai lầm: người dùng TikTok là những đối tượng Gen Z trẻ, ít tiềm năng chi trả và đây chỉ là một kênh giải trí. 3/4 người dùng TikTok có việc làm và thu nhập trong đó ½ người dùng là các bậc cha mẹ. 96% người được hỏi cho rằng họ thấy quảng cáo trên TikTok và 9/10 thực hiện hành động sau khi thấy quảng cáo. Đây là những con số rất ấn tượng cho thấy đây không chỉ là nền tảng giải trí mà tiềm năng bán hàng của nó là rất lớn.
Nguồn: TikTok
-
Dễ dàng sáng tạo nội dung
Tết là thời điểm hoàng kim của TikTok với số lượt xem tăng 196% so với ngày thường ghi nhận trong dịp Tết 2020. Điều này chứng minh sức hút của kênh với một chiến lược phân bổ nội dung hợp lí. Hơn nữa, định dạng short video đang rất được giới trẻ yêu thích do xu hướng lười đọc của người dùng mạng xã hội. Bên cạnh đó, các video trên TikTok được chau chuốt với kho nhạc và hiệu ứng sẵn có phong phú nên việc tự sáng tạo một video có hình thức bắt mắt trên nền tảng này là không khó.
Nguồn: TikTok
-
Hạn chế cảm giác khó chịu do nội dung quảng cáo gây ra
Trung bình một người nhìn thấy 5000 mẫu quảng cáo mỗi ngày. Chính vì sự “ngộp thở” này, công chúng dễ có cảm giác khó chịu với các nội dung quảng cáo thương mại. Video quảng cáo trên TikTok được lồng ghép khéo léo vào trải nghiệm kéo lên để xem video tiếp theo của người dùng. Do vậy, trải nghiệm quảng cáo diễn ra tự nhiên và người tiêu dùng thậm chí còn không chú ý đến việc mình đang xem video quảng cáo. Theo thống kê của TikTok, 96% người dùng ứng dụng đã xem các mẫu quảng cáo của kênh này.
Nguồn: Tiktok
Một số chiến lược tối ưu chiến dịch Tik Tok Ads
TikTok làm được nhiều hơn việc chỉ là một ứng dụng mạng xã hội Video. Mặc dù phải cạnh tranh với những cái tên lớn trên thị trường như Instagram, Snapchat hay Youtube, TikTok hướng đến việc mọi người dùng đều có thể sáng tạo nội dung một cách dễ dàng và lan toả nó đến với những người dùng khác thông qua giao tiếp ngang hàng (P2P). Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của nền tảng này mà các marketer có thể ứng dụng. Sau đây là một số định dạng quảng cáo TikTok đáng lưu tâm.
-
In-Feed Ads
Là định dạng quảng cáo Video xuất hiện trong luồng kéo lên của trang chủ “Dành cho bạn”. TikTok In-Feed Ads hiển thị tương tự như định dạng quảng cáo trên Instagram story khi người dùng chạm vào màn hình để xem story tiếp theo. Định dạng này cho phép nhà quảng cáo chèn nút Call to action dẫn đến hành động tải app, truy cập trang web hoặc mua hàng trực tiếp. Đối với định dạng này, người dùng TikTok có thể like, comment, share và tương tác như những video bình thường khác trong luồng “Dành cho bạn”. Điều này xóa đi ranh giới giữa video tự nhiên và video quảng cáo, làm giảm cảm giác khó chịu của người dùng.
Kết hợp với Influencers để tối ưu nút CTA.
Việc có thể tích hợp nút CTA vào video quảng cáo là một lợi thế lớn của định dạng này. Nhãn hàng có thể kết hợp với Influencer để tăng lượng tiếp cận của video. Một trong những nhãn hàng đã ứng dụng thành công chiến lược này chính là Levi’s. Levi’s đã hợp tác với rất nhiều influencers trên TikTok bằng cách cho phép họ tự thiết kế chiếc quần denim yêu thích của mình. Video của các influencer này sẽ xuất hiện trong luồng In-Feed của người dùng kèm theo quảng cáo từ nhãn hàng và người xem có thể click vào nút CTA để mua chính chiếc quần đó trên Website của Levi’s.
Nguồn: TikTok
-
Branded Hashtag Challenge
Có thể nói đây là hình thức quảng cáo làm nên tên tuổi của TikTok. Bạn có thể nhìn thấy các thử thách ngay trong tab “Khám phá”. Tab này bao gồm cả những thử thách được người dùng tự tạo và cả những thử thách do nhãn hàng đưa ra. Đây chính là nơi lan tỏa các nội dung người dùng tự tạo (UGC) tốt nhất và xây dựng nhận biết thương hiệu một cách tự nhiên. Tactic chính cho nhãn hàng khi đưa ra một thử thách trên nền tảng TikTok chính là tính giải trí mà thử thách mang lại vì đây là động lực chính để người dùng thực hiện thử thách. Khi ấn vào hashtag của thử thách, người dùng sẽ được dẫn đến một Landing Page trên TikTok trong đó có hình ảnh của thương hiệu và video thực hiện thử thách của những người dùng khác.
Chiến lược chính cho hình thức quảng cáo này có thể gói gọn trong các từ khoá: “vui”, “kết nối” và “dễ thực hiện”.
Nguồn: TikTok
Đối với định dạng này, kết hợp với các TikTok creator (nhà sáng tạo nội dung TikTok) là một tactic hiệu quả để tan toả thử thách.
Thông qua những tài khoản với lượng follow lớn của các TikTok creator, nội dung thử thách được đa dạng, lan toả và kết nối với nhiều người dùng một cách tự nhiên, từ đó khuyến khích họ tham gia thử thách. Nhãn hàng nên lựa chọn các nhân tố dẫn dắt có tập người theo dõi tương ứng với đối tượng mục tiêu của mình để gia tăng tiếp cận khách hàng.
-
Brand Takeover
Đây là định dạng quảng cáo video xuất hiện full màn hình ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok. Định dạng phù hợp nhất để phủ nhận biết thương hiệu (mass awareness) tới đối tượng mục tiêu vì định dạng này cho phép hiển thị thông điệp, hình ảnh và video quảng cáo trên toàn màn hình. Không chỉ hiển thị khi người dùng mở ứng dụng, mẫu quảng cáo Brand Takeover còn hiển thị trên trang “Dành cho bạn” dưới dạng hình ảnh, GIF hoặc video. Bên cạnh việc phủ kín các vị trí hiển thị, thuật toán của TikTok đảm bảo một người dùng không phải nhìn thấy hai quảng cáo Brand Takeover của 2 nhãn hàng trong cùng một ngày.
Đúng như cái tên, “Brand” của bạn sẽ “takeover” các vị trí quảng cáo này trong một ngày.
Để tận dụng định dạng quảng cáo Brand Takeover hiệu quả, Novaon Communication đề xuất các marketer có thể kết hợp với tính năng Hashtag Challenge của TikTok.
Với độ phủ cao của quảng cáo Brand Takeover, không có gì phù hợp hơn là kết hợp với tính năng Hashtag Challenge. Nếu quảng cáo Brand Takeover tạo ra độ phủ lớn, tác động từ phía nhãn hàng đến người dùng TikTok thì khi người dùng thực hiện thử thách trong Hashtag Challenge, họ đang tương tác ngược lại với thương hiệu. Từ đó, họ lan tỏa nội dung Challenge đến những người dùng khác.
Mô hình chiến thuật tối ưu quảng cáo Brand Takeover của Novaon Communication
Guess Jean đã thực hiện chiến thuật tương tự trong chiến dịch #InMyDenim. Một thử thách đã viral thông qua độ phủ của quảng cáo Brand Takeover. Thử thách #InMyDenim được xuất hiện trên một loạt các vị trí quảng cáo, kéo người dùng đến một trào lưu biến hình. Các TikToker khi tham gia thử thách sẽ quay clip với nhạc nền "I'm a mess" (Bebe Rexha) thay đổi hình ảnh của mình từ xấu xí, lôi thôi sang mặc một bộ đồ Denim đẹp. Thử thách này đã được hưởng ứng rộng rãi tại Mỹ và thu hút 52.4 triệu view.
Nguồn: TikTok
Với các thông tin về hành vi người dùng được TikTok công bố, có thể thấy được tiềm năng của nền tảng này trong việc tiếp cận người tiêu dùng và đẩy mạnh hiệu quả của chiến dịch sáng tạo Tết 2021. Trên đây là một số chiến thuật tối ưu định dạng quảng cáo kênh Tik Tok được Novaon Communication đưa ra. Để tìm hiểu thêm về các chiến lược sáng tạo và tối ưu ngân sách, vui lòng liên hệ để nhận được tư vấn cụ thể nhất.