Muốn xây dựng thương hiệu đúng hướng và đạt hiệu quả kinh doanh – marketing đề ra, doanh nghiệp không thể thiếu Digital Strategy Planning – bản hoạch định chiến lược digital marketing. Nó gắn kết chặt chẽ với bản kế hoạch kinh doanh, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về lộ trình marketing để đạt mục tiêu đề ra.
Vậy thế nào là một Digital Strategy Planning phù hợp với thương hiệu của bạn?
Digital Strategy Planning là khái niệm dùng để chỉ bản hoạch định chiến lược marketing online cho doanh nghiệp. Kế hoạch này có thể ngắn hạn (quý/ 6 tháng/ chiến dịch) hoặc dài hạn (1 năm/ 2 năm) tuỳ vào mục tiêu và tầm nhìn của từng doanh nghiệp.
Nếu ví hoạt động marketing online là các con thuyền chạy trên biển thì bản Digital Strategy Planning chính là ngọn đèn hải đăng dẫn lối các con thuyền này cập bến đúng hướng, tránh bị lạc đường.
Việc lập Digital Strategy Planning sẽ giúp doanh nghiệp có lộ trình phát triển và chiến lược tiếp thị thương hiệu/ sản phẩm rõ ràng, đúng hướng nhằm tăng cường nhận biết thương hiệu và thúc đẩy doanh thu theo từng giai đoạn.
Trong các doanh nghiệp thì CMO (Giám đốc Marketing) thường sẽ là người phác thảo bản kế hoạch này để đưa ra chiến lược marketing cho các bộ phận triển khai. Với những doanh nghiệp truyền thống chưa có bộ phận marketing thì kết nối với các agency có kinh nghiệm tư vấn chiến lược Digital tổng thể là một giải pháp đáng lựa chọn.
Novaon Communication tự hào là đơn vị tư vấn chiến lược tổng thể và triển khai kế hoạch Digital marketing cho nhiều nhãn hàng lớn như THACO, FPT, Mobifone, Cen Group... sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng bản Digital Strategy Planning phù hợp với thương hiệu.
Digital Strategy Planning phải đảm bảo 4 yếu tố:
1. Phù hợp với mục tiêu kinh doanh
Khi xây dựng bản kế hoạch chiến lược marketing online, việc cần làm đầu tiên là xác định được mục tiêu hoặc đích đến mà doanh nghiệp muốn đạt được. Đó có thể là thúc đẩy doanh số bán hàng theo lộ trình kinh doanh của công ty, ra mắt sản phẩm mới, tăng nhận biết của khách hàng về thương hiệu, gia tăng thị phần và giá trị thương hiệu...
Sau khi nắm bắt được vị thế thương hiệu trên thị trường, core values – giá trị cốt lõi và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, Novaon Communication sẽ tham vấn mục tiêu cho từng giai đoạn và sắp xếp thứ tự ưu tiên theo lộ trình dài hạn. Từ đó đưa ra chiến lược, chiến thuật Digital cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Digital Strategy Planning phải gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được sức mạnh tổng thể thúc đẩy thương hiệu và doanh số, tránh lãng phí vào những hoạt động quảng cáo xa rời mục tiêu.
2. Thấu hiểu insight khách hàng mục tiêu
Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động tiếp thị quảng cáo nhằm đưa họ tiếp cận và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của nhãn hàng. Vì vậy để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả, người làm kế hoạch cần thấu hiểu customer insight thông qua việc nghiên cứu thị trường, các báo cáo hành vi mua hàng, thói quen người tiêu dùng mục tiêu. Từ đó vẽ nên chân dung khách hàng: họ là ai, ở đâu, độ tuổi, giới tính, thói quen, mong muốn, động lực mua hàng, lo lắng, nỗi sợ... để sáng tạo nên các concept truyền thông, Big idea thể hiện tâm tư của họ; đồng thời xác định kênh truyền thông nào phù hợp với hành vi, thói quen khách hàng mục tiêu để đầu tư ngân sách marketing thích hợp.
Có thể nói, insight khách hàng chính là kim chỉ nam cho chiến lược tiếp thị sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, Novaon Communication thường xuyên tiến hành các cuộc khảo sát thị trường cũng như hành vi người tiêu dùng để đưa ra chiến lược marketing đúng hướng và hiệu quả cho các nhãn hàng, gần đây nhất là Báo cáo xu hướng & Động lực tăng trưởng từ Digital Marketing năm 2021.
3. Big idea/ Concept truyền thông sáng tạo, khác biệt
Sau khi xác định được định hướng tổng thể về mục tiêu, chiến lược, chiến thuật marketing, bản Digital Strategy Planning cần có concept truyền thông và Big idea sáng tạo, khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Vấn đề đặt ra là truyền thông lợi ích sản phẩm, tính cách thương hiệu ra sao để gây ấn tượng, thích thú với khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng? Để làm được điều này, yêu cầu lớn nhất với người làm kế hoạch chính là sự thấu hiểu khách hàng và óc sáng tạo để tạo nên những concept mới lạ, Big idea bắt “trúng” insight khách hàng, làm khách hàng chú ý và thích thú với thông điệp của nhãn hàng.
Media plan chi tiết sẽ dựa vào Big idea này để triển khai thành các chiến dịch cộng hưởng và kế hoạch xuyên suốt, nhất quán về thông điệp. Kết hợp với chiến thuật đúng đắn để truyền thông lan toả Big idea này đến với công chúng, tạo nên sự ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu cho khách hàng.
4. Tối ưu ngân sách
Dù có rất nhiều ý tưởng hay ho và chiến thuật marketing sắc bén nhưng bản Digital Strategy Planning chỉ có một mức ngân sách nhất định. Nhiệm vụ của người làm kế hoạch là xem xét vận dụng chiến thuật nào hiệu quả và tối ưu nhất trong phạm vi ngân sách dự trù.
Để có một bản kế hoạch tối ưu ngân sách, marketer cần am hiểu về các hình thức quảng cáo cũng như nắm rõ kênh quảng cáo, thủ thuật tối ưu kênh nhằm đạt được KPI và phù hợp với phạm vi ngân sách. Một số chiến thuật tối ưu ngân sách marketing đã được Novaon Communication gợi ý ở bài trước. Các marketer có thể xem lại tại đây.
Trên đây là 4 tiêu chí hàng đầu của một bản Digital Strategy Planning và cũng là tâm huyết của đội ngũ Novaon Communication khi xây dựng kế hoạch chiến lược cho các nhãn hàng.
Khi mà Digital trở thành nền tảng tiếp cận người tiêu dùng hàng đầu hiện nay, các chuyên gia Novaon Communication thường xuyên cập nhật các xu hướng và thay đổi thuật toán kênh cũng như hành vi người tiêu dùng online để đưa ra chiến lược đúng hướng và chiến thuật sắc bén nhất cho bản Digital Strategy Planning thương hiệu. Đồng thời tích hợp công nghệ tracking dữ liệu và Adtech để triển khai và thực thi kế hoạch digital hiệu quả nhất, đạt được kỳ vọng mà bản Digital Strategy đặt ra.
Doanh nghiệp của bạn đã có bản chiến lược Digital marketing phù hợp và mang lại hiệu quả thực chiến chưa? Đừng ngần ngại liên hệ với Novaon Communication – Đơn vị tư vấn chiến lược Digital tổng thể.
Hotline: 096 792 86 86